Điểm danh 8 nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em

Sốt được xem là một phản ứng có lợi của cơ thể nhằm chống lại các tác nhân gây bệnh. Do đó sốt còn được xem là một triệu chứng báo hiệu cơ thể đang bị nhiễm bệnh. Vậy viêm họng gây sốt ở trẻ em là do tác nhân nào gây nên. Cùng tham khảo ngay những thông tin được chúng tôi chia trẻ trong bài viết này nhé.

Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em

Sốt được chia thành 3 mức độ: sốt nhẹ dưới 38 độ C, Sốt vừa từ 38 độ C đến dưới 39 độ C, còn sốt cao là khi nhiệt độ trên 39 độ C. Biểu hiện viêm họng gây sốt ở trẻ em thường khởi phát đột ngột ở mức độ nặng nhất đó là trên 39 độ C. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu do các tác nhân:

Nhiễm virus

Thống kê cho thấy có đến trên 70% các trường hợp trẻ bị viêm họng là do nhiễm virus và thường đi kèm khi trẻ bị cảm lạnh hoặc cảm cúm thông thường. Ít gặp hơn là các trường hợp như : sởi (phát ban và sốt), thủy đậu (sốt, ngứa, phát ban) hoặc quai bị.

Trường hợp viêm họng gây sốt ở trẻ em do virus thường sẽ khỏi sau từ 3-7 ngày tùy vào cơ địa của mỗi trẻ.

Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 1
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 1

Nhiễm vi khuẩn

Vi khuẩn gây viêm họng ở trẻ chủ yếu là Streptococcus. Loại vi khuẩn này không chỉ gây ra nhiễm trùng ở đầu cổ họng mà còn có thể kéo theo chứng viêm amdan khá nguy hiểm. Trường hợp này, trẻ cũng có thể bị sốt cao và sốt nhiều ngày liền và phải điều trị bằng thuốc nếu sốt cao trên 40 độ, kéo dài liên tục.

Dị ứng

Phấn hoa, lông vật nuôi,….đều là những yếu tố dễ gây dị ứng cho trẻ. Chúng có thể kích thích hệ thống miễn dịch của cơ thể, khiến nó giải phóng ra các chất – làm tăng tiết dịch nhờn gây ra biểu hiện chảy nước mũi, tắc nghẽn mũi, hắt hơi. Cách chất nhờn này cùng các chất thừa ở trong khoang mũi chảy xuống cổ họng – chúng sẽ gây kích ứng cổ họng gây viêm họng sốt cao ở trẻ.

Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 2
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 2
>>> Xem thêm: Kháng sinh điều trị viêm amidan cấp tính có những loại nào?

Không khí khô

Thời tiết quá khô sẽ khiến cho cổ họng bị khô, và khi bị khô, các lớp niêm mạc ở cổ họng dễ bị xước và kích ứng hơn. Kết quả là trẻ bị viêm họng. Và sốt là một biểu hiện thường gặp của bệnh viêm họng nên đây cũng được xem là nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em.

Các chất kích thích

Môi trường sống ngày càng bị ô nhiễm nặng nề: khói thuốc lá, khói lửa, các sản phẩm tẩy rửa hay ô nhiễm không khí nói chung. Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng kém nên càng dễ bị nhiêm vi khuẩn từ môi trường này ( tác nhân gây viêm họng).

Chấn thương

Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 3
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 3
Nếu trẻ bị đánh hoặc bị kẹt gì đó ở cổ họng (bao gồm cả thức ăn) cũng đều có thể gây sưng viêm cổ họng, biến chứng thành viêm họng mủ. Đôi khi trẻ hét to/hát quá nhiều, quá lâu cũng có thể khiến các dây thần kinh ở cổ họng bị tổn thương (thanh quản).Trường hợp này cũng thường là nhẹ, sẽ tự khỏi sau 1-3 ngày và không có dấu hiệu bị sốt.

Trào ngược dạ dày thực quản (ERD)

Chứng trào ngược dạ dày gặp nhiều ở trẻ sơ sinh bú sữa và tập ăn dặm. Đây là tình trạng thức ăn ở dưới dạ dày trào ngược ra bên ngoài, không chỉ thức ăn cả mà các axit để tiêu hóa thức ăn cũng đi kèm cùng. Các axit này gây kích ứng lớp niêm mạc ở thực quản và cổ họng. Nếu trẻ nôn chớ quá nhiều thì cổ họng rất dễ bị sưng viêm.
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 4
Nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ em - 4

Khối u

Đây là một nguyên nhân viêm họng gây sốt ở trẻ gặp ít hơn. Thường thì nó phổ biến hơn ở người lớn tuổi, tuy nhiên cũng không thể loại trừ.

Nếu trẻ bị viêm họng sốt cao liên tục kéo dài mà chưa xác định được nguyên nhân thì bạn có thể cho trẻ đi khám để kiểm tra để có kết quả chính xác nhất nhé.
Nguyễn Hương
Nguồn: Sưu tầm

Share:

Viêm họng hạt lâu năm thử ngay những cách điều trị sau

Viêm họng hạt lâu năm là một trong những căn bệnh gây phiền toái và khó chịu nhất đối với người bệnh. Rất nhiều người đã lựa chọn phương pháp đốt điện nhằm mục đích loại bỏ hết các hạt trú ngụ trong cổ họng. Tuy nhiên đây chỉ là cách điều trị tạm thời, tốn kém chi phí mà không thể điều trị được tận gốc mầm bệnh. Nếu bạn cũng đang bị viêm họng hạt lâu năm thì hãy thử ngay những cách điều trị tại nhà chúng tôi giới thiệu ngay sau đây nhé.

Điều trị viêm họng hạt lâu mấy cũng khỏi

Trà xanh trị viêm họng hạt giảm đau rát cổ họng

Trà xanh được xem là một lại thảo dược thiên nhiên có tính kháng khuẩn cao với công dụng giúp giải, độc, mát gan, thanh nhiệt cơ thể rất tốt. Bạn có thể sử dụng trà xanh thay cho nước uống trong những ngày hè oi bức giúp giải nhiệt và thanh lọc cơ thể.

Điều trị viêm họng hạt lâu năm - 1
Điều trị viêm họng hạt lâu năm - 1
Bên cạnh đó, trà xanh cũng có thể dùng làm nước uống giúp trị chứng đau họng rát cổ, sưng họng của bệnh viêm họng hạt. Bạn có thể dùng trà xanh khô để hãm nước dùng uống hàng ngày hoặc cũng có thể đun sôi lá chè xanh tươi với lượng nước vừa đủ dùng trong ngày. Sử dụng nước trà xanh lâu ngày chắc chắc sẽ giúp bạn đẩy lùi viêm họng hạt mà chẳng cần uống thuốc kháng sinh tốn kém.

Bạc hà trị viêm họng hạt lâu năm

Cũng giống như trà xanh, bạc hà có tác dụng thanh nhiệt, giải độc và làm mát cơ thể. Đặc biệt với những bệnh nhân bị viêm họng hạt, cảm giác đau họng, vướng họng xảy ra hằng ngày, sử dụng bạc hà là cách tốt nhất giảm đau họng, thông họng và loại sạch đờm do viêm họng có đờm gây nên,

Cách làm: bạn chuẩn bị lá bạc hà tươi đun sôi với 1/2 lít nước, bỏ lá và uống nước. Hoặc nếu không có thời gian bạn có thể thay thế bằng tinh dầu bạc hà. Mỗi lần sử dụng 1-2 giọt  tinh dầu bạc hà pha với nước ấm và uống hằng ngày.
Điều trị viêm họng hạt lâu năm - 2
Điều trị viêm họng hạt lâu năm - 2

Cây cúc dại

Trong đông y, cúc dại là vị thuốc dùng để trị ho có đờm, cảm lạnh, đau họng, viêm họng gây khó thở. Rất nhiều trường hợp viêm họng hạt lâu năm đã thử và thấy được hiệu quả. Vậy bạn cũng thử thực hiện cách điều trị này xem sao nhé.

Các bước thực hiện: sử dụng cây cúc dại tươi rửa sạch, thái nhỏ, sấy khô. Sau đó hãm với nước và uống thay trà mỗi ngày. Cũng có thể thay thế bằng trà hoa cúc hoặc trà thảo dược có chứa hoa cúc với công dụng tương tự. Làm theo cách này chắc chắc bạn sẽ không phải lo lắng về tác dụng phụ như khi uống thuốc tây đâu.

Nước canh ấm 

Bị viêm họng hạt lâu năm, đau họng thường khó nuốt khiến người bệnh chán ăn; phải kiêng đồ quá lạnh hoặc quá nóng; uống nước canh ấm là lựa chọn tuyệt vời. Nước canh gà ấm, nước rau xanh ấm,… giúp cổ họng dịu hơn; cảm giác đau cũng sẽ biến mất sau một thời gian ngắn. Nước canh ấm còn cung cấp dinh dưỡng, vitamin cần thiết giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng từ đó có thể chống lại được các tác nhân gây bệnh.
Điều trị viêm họng hạt lâu năm - 3
Điều trị viêm họng hạt lâu năm - 3
Chữa viêm họng hạt bằng nước sốt nóng

Nghe có vẻ kỳ lạ khi dùng nước sốt nóng để làm giảm cổ họng bốc lửa, và đã được chứng minh là có tác dụng giảm đau họng. Nước sốt nóng được làm từ ớt có hàm lượng cao ớt cao, có thể dùng để chống viêm và giảm đau. Vì vậy, bạn có thể thả một vài giọt nước sốt nóng vào một ly nước ấm để súc miệng để chữa đau cổ họng.

Những cách điều trị viêm họng hạt lâu năm trên đây vô cùng hiệu quả mà lại đơn giản, không lo để lại tác dụng phụ. Hi vọng những ai đang mắc phải tình trạng này có thể trị khỏi bệnh một cách nhanh chóng nhất.

>>> Xem thêm: Điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ từ thảo dược

Nguyễn Hương
Nguồn: Lis Pharma
Share:

Nguyên nhân viêm họng gây khó thở - Lời khuyên của bác sỹ

Mỗi khi bị viêm họng bạn lại thấy xuất hiện triệu chứng ngạt mũi, khó thở. Đặc biệt triệu chứng khó thở vào bạn đêm có thể khiến bạn mất ngủ, gây mệt mỏi vào sáng hôm sau. Vậy nguyên nhân viêm họng gây khó thở là gì? Có cách nào khắc phục triệu chứng khó thở không?

Tìm nguyên nhân viêm họng gây khó thở

Khó thở có thể là biểu hiện của rất nhiều bệnh về đường hô hấp. Trong đó các dạng viêm họng gây khó thở có biểu hiện tương tự như hen phế quản, viêm thanh quản, viêm hầu họng…Nếu bạn thấy triệu chứng đau họng, sưng họng gây khó thở, hít thở khó, thở khò khè thì cần đi khám ngay trước khi để tình trạng khó thở trầm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các chuyên gia y tế đã chứng minh viêm họng gây khó thở có thể do một số nguyên nhân sau:

Do hẹp đường hô hấp trên

Viêm họng thường gây ra tình trạng sưng viêm, vì thế nó làm chèn ép trung thất và gây nên cảm giác khó thở, thở khó. Sưng càng to càng khiến người bệnh khó chịu, thậm chí ngạt thở khi ngủ.

Nguyên nhân viêm họng gây khó thở - 1
Nguyên nhân viêm họng gây khó thở - 1

Viêm họng sưng to gây hẹp tắc đường thở

Viêm họng chủ yếu do các tác nhân virus, vi khuẩn và nấm gây tổn thương niêm mạc họng, viêm họng gây ho sưng họng. Mà đây lại là nơi thanh quản tiếp nhận khí và thải khí, nên việc sưng to do viêm họng sẽ gây hẹp khó thở hơn.

Bệnh nhân có tiền sử bệnh viêm xoang

Bệnh nhân mắc chứng viêm xoang cũng là một nguyên nhân làm viêm họng gây khó thở. Khi bệnh nhân mắc phải căn bệnh này, nếu có Polyp gây ngạt tắc mũi kéo dài, người bệnh phải thở bằng miệng để có thể hít lượng oxy theo nhu cầu. Lúc này, không khí thông qua mũi không được làm ấm, làm ẩm, làm sạch sẽ ảnh hưởng tới họng, bệnh viêm họng hình thành kèm theo triệu chứng khó thở.
Nguyên nhân viêm họng gây khó thở - 2
Nguyên nhân viêm họng gây khó thở - 2

Cải thiện viêm họng gây khó thở bằng các bài tập

Để cải thiện viêm họng gây khó thở thì trước tiên người bệnh phải tìm được chính xác nguyên nhân gây ra khó thở là gì. Từ đó áp dụng biện pháp điều trị bằng thuốc và chế đọ dinh dưỡng phù hợp nhất. Ngoài ra bạn có thể thực hiện các bài tập sau để cải thiện các triệu chứng của mình tại nhà.

Thở cơ hoành

Nên tập hít thở sâu bằng cơ hoành nhiều lần trong ngày cho đến khi trở thành thói quen. Sau khi đã nhuần nhuyễn kỹ thuật ở tư thế nằm hoặc ngồi, nên tập thở cơ hoành khi đứng, khi đi bộ và cả khi làm việc nhà. Khi đó triệu chứng khó thở do viêm họng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Các bước thực hiện:

- Bước 1: Ngồi ở tư thế thoải mái, thả lỏng cổ và vai.

- Bước 2: Đặt 1 bàn tay lên bụng và bàn tay còn lại lên ngực.

- Bước 3: Hít vào chậm qua mũi sao cho bàn tay trên bụng có cảm giác bụng phình lên, lồng ngực không di chuyển.

- Bước 4: Hóp bụng lại và thở ra chậm qua miệng với thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào và bàn tay trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.
Bài tập đẩy lùi viêm họng gây khó thở
Bài tập đẩy lùi viêm họng gây khó thở

Thở chúm môi

Thở chúm môi là phương pháp giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Rất phù hợp cho các bệnh nhân viêm họng gây khó thở, sưng họng làm tắc nghẽn đường thở.

Thực hiện:

- Tư thế ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai, hít vào chậm qua mũi.

- Môi chúm lại như đang huýt sáo, thở ra bằng miệng chậm sao cho thời gian thở ra gấp đôi thời gian hít vào.
>>> Xem thêm: Điều trị viêm thanh quản cấp ở trẻ không để lại biến chứng
Nguyễn Hương
Nguồn: Sưu tầm
Share:

Các dạng viêm họng thường gặp: Cách nhận biết

Viêm họng là một bệnh về đường hô hấp mà hầu hết mọi người đều gặp phải kể cả trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ và người trưởng thành. Nguyên nhân chính gây bệnh viêm họng là do virus, vi khuẩn, nấm và một số yếu tố khác đến từ môi trường. Bệnh cũng được chia thành nhiều dạng khác nhau tương ứng với từng giai đoạn phát triển của bệnh. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn đọc nhân biết các dạng viêm họng phổ biến nhất hiện nay.

Nhận biết triệu chứng các dạng viêm họng phổ biến

Viêm họng cũng giống như các căn bệnh khác về đường hô hấp, được chia thành 2 giai đoạn chính là viêm họng cấp và viêm họng mãn tính. Giai đoạn viêm họng mãn tính có những triệu chứng tương tự như viêm họng cấp, chỉ khác là triệu chứng nặng hơn, dễ nhận biết hơn và có dấu hiệu biến chứng đi kèm.

>>> Xem thêm: Điều trị viêm amidan bằng đông y hiệu quả bất ngờ

Viêm họng cấp

Viêm họng cấp tính là một dạng của bệnh viêm họng, khởi phát đột ngột. Triệu chứng nhận biết: người bệnh sốt cao 39 – 40ºC, kèm theo đó là nuốt đau, rát họng, khàn tiếng. Các triệu chứng kèm theo là sụt sịt, tắc mũi và chảy nước mũi nhầy, tiếng nói khàn nhẹ, ho khan đôi khi đau nhói lên hai tai.
Viêm họng cấp
Viêm họng cấp
Giai đoạn viêm họng cấp do virus thường diễn biến trong 3 – 4 ngày. Bệnh nhân sức đề kháng cao có thể để tự khỏi hoặc sử dụng thuốc điều trị triệu chứng giảm sốt, giảm ho thì bệnh sẽ lui dần. Nhưng nếu viêm họng do vi khuẩn thì dấu hiệu toàn thân sẽ nặng nề hơn, người bệnh sốt, mệt mỏi, môi khô, lưỡi bẩn, đặc biệt hay có viêm tấy hạch vùng cổ, hạch góc hàm sưng, đau... thì phải dùng kháng sinh mới có hiệu quả; Qúa trình điều trị kéo dài từ 5 ngày đến 1 tuần.

Viêm họng đỏ

Viêm họng đỏ  là một dạng của viêm họng cấp thường gặp khi thay đổi thời tiết, vào mùa lạnh nhưng cũng thường gặp khi uống nhiều nước đá hoặc sử dụng điều hòa khiến họng bị khô.

Triệu chứng viêm họng đỏ có nhiều điểm tương đồng với viêm họng cấp: sốt cao 30-40 độ, mệt mỏi, đau mình mẩy, kém ăn, môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, đau họng khi uống nước hoặc nuốt nước bọt, khó nuốt, rát họng.

Triệu chứng kèm theo: ho từng cơn, ho có đờm, nhầy, lúc đầu trắng sau đặc vàng, có mùi hôi, thay đổi tiếng nói, giọng hơi khàn, có khi khàn hẳn. Toàn bộ niêm mạc họng đỏ rực, amiđan sưng to, đỏ, hạch ở góc hàm sưng, đau.

Viêm họng mãn tính

Viêm họng mãn tính là giai đoạn kế tiếp của viêm họng cấp không được điều trị triệt để. Các triệu chứng bệnh khiến bạn cảm thấy khó chịu, vướng víu vùng cổ họng, ăn hay nuốt nước bọt đều đau, ho khan, sau chuyển sang ho có đờm kéo dài, xuất hiện các hạt mủ trắng trong thành họng ( viêm họng mủ)...
Viêm họng hạt
Viêm họng hạt
Viêm họng hạt

Đây là tình trạng viêm họng mãn tính nhưng không mấy nguy hiểm nếu được phát hiện sớm. Triệu chứng: người bệnh luôn có cảm giác vướng trong họng, ngứa họng, ho khan, thường không có đờm, có lúc phải ho cả tràng, thậm chí ho dài không kịp thở. Bệnh khởi phát bất cứ lúc nào, thường là khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược hay khi có điều kiện môi trường thuận lợi. Vậy viêm họng hạt thường kéo dài bao lâu? Có thể 1 tuần, 2 tuần hoặc trên 1 tháng.

Viêm họng mạn tính do trào ngược dạ dày thực quản

Các triệu chứng lâm sàng của bệnh thường ít, không ảnh hưởng đến toàn thân, không sốt, người chỉ hay mệt mỏi. Dấu hiệu quan trọng để nhận biết nhất là rát họng, nuốt vướng, đặc biệt ho từng cơn hoặc liên tục, ho nhiều, ho khan có thể có ít đờm làm bệnh nhân rất khó chịu phải khạc nhổ suốt ngày.

Viêm họng là một bệnh dễ nhận biết, dễ điều trị nhưng cũng rất dễ tái phát lại nếu điều trị không đúng cách. Một khi các nhiễm khuẩn vùng họng lan rộng có thể gây viêm tấy lan tỏa vùng cổ ngực, dẫn đến một số biến chứng của viêm nhiễm vùng họng như: viêm amidan dẫn đến áp- xe amidan, áp- xe thành sau họng, áp- xe thành bên họng... Do đó chúng ta hãy chủ động phòng bệnh ngay từ bây giờ nhé.
Nguyễn Hương
Nguồn: Sưu tầm

Share:

Viêm amidan nên uống thuốc gì? Kháng sinh có thể khỏi bệnh

Viêm amidan được xem là nhóm bệnh hàng đầu trong các bệnh lý về họng. Các biến chứng mà viêm amidan mãn tính gây ra cực kỳ nguy hiểm mà chúng ta không thể nào kiểm soát được. Vậy có cách nào điều trị viêm amidan hiệu quả không để lại biến chứng? Và viêm amidan nên uống thuốc gì? Bài viết dưới đây sẽ trả lời tất cả những câu hỏi này giúp bạn đọc và các bệnh nhân.

Các bài thuốc dân gian điều trị viêm amidan

Hầu hết mọi người đều lựa chọn thuốc tây để điều trị viêm amidan có mủ. Tuy nhiên đây không phải là một lựa chọn an toàn và hiệu quả. Bởi thuốc tây chỉ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh viêm amidan; Còn những trường hợp còn lại rất khó. Chính vì vậy việc áp dụng các bài thuốc dân gian được xem là phương pháp đem lại hiệu quả điều trị hơn nhiều.

Trị viêm amidan từ hạt củ cải

Củ cải được ví giống như một loại thuốc kháng sinh tự nhiên có tác dụng tốt trong điều trị viêm amidan. Khi bị viêm amidan, bệnh nhân thường sẽ rất khó chịu, cổ họng sưng đau khiến cho bệnh nhân khó nuốt hay khó giao tiếp. Trong dân gian thường áp dụng bài thuốc trị viêm họng bằng hạt cải với công dụng đẩy lùi tất cả các triệu chứng này.

Viêm amidan nên uống thuốc gì - 1
Cách làm: 30g hạt cải đem rửa sạch rồi giã nhuyễn. Sau đó cho thêm một ít nước vào hạt hoa cải đã được xay nhuyễn để thành hỗn hợp đặc sệt rồi đắp vào dưới cổ họng. Để tầm 20 phút hoặc cho đến khi hỗn hợp tự khô và bong ra thì thực hiện lại lần 2. Mỗi ngày người bệnh nên thực hiện theo cách này từ 3-4 lần.

Rau húng tần trị viêm amidan

Ngoài việc sử dụng làm rau thơm, rau húng tần còn có giá trị dược liệu cao giúp chữa một số bệnh hiệu quả, trong đó có bệnh viêm amidan cấp và mãn tính.

Cách làm: bạn chuẩn bị 5 lá húng tần rồi rửa sạch ngâm qua nước muối, sau đó cho vào miệng nhai kèm 1 ít muối. Nên nhai từ từ chậm rãi rồi nuốt cả cái lẫn nước. Ngoài ra bạn cũng có thể xay 1 nắm lá húng tần để uống cũng đem lại hiệu quả điều trị tương tự.
Viêm amidan nên uống thuốc gì - 2
Viêm amidan nên uống thuốc gì - 2

Trị khỏi dứt điểm viêm amidan nhờ rau dừa nước

Cách làm: 30g rau dừa nước, đem rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó giã nhỏ rồi cho thêm 1 chút nước vào lọc lấy nước. Sau đó bạn thêm một chút muối vào và khuấy đều. Phần nước bạn dùng để uống, mỗi ngày uống từ 2-3 lần. Thực hiện liên tục trong vòng 3 ngày sẽ giúp bạn tiêu đờm, giảm sưng, viêm cũng như đau rát cổ họng.

Cây lược vàng

Trong cây lược vàng chứa nhiều hoạt chất mang tên flavonoid có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn, tiêu viêm amidan và rất tốt cho sức khỏe.

Nguyên liệu: 20 gram lá cây lược vàng, 10 gram muối tinh.

Viêm amidan nên uống thuốc gì - 3
Viêm amidan nên uống thuốc gì - 3
Cách thực hiện: Lá cây lược vàng mang đi rửa sạch, bạn nên rửa bằng nước muối sinh lý để sát khuẩn tuyệt đối. Lấy phần lá lược vàng đã rửa để ráo sau đó bỏ vào một ít muối và cuộn lại. Sau đó thực hiện nhai nhuyễn và nuốt. Dùng 3 lần mỗi ngày (sáng,trưa, tối) liên tục trong vòng 5 đến 7 ngày.

Viêm amidan nên uống thuốc gì thì chúng tôi khuyên bạn nên áp dụng các bài thuốc dân gian điều trị vừa an toàn, tiết kiệm chi phí lại vừa đem lại hiệu quả điều trị cao. Ngoài ta bạn cũng nên kết hợp chế độ ăn uống khoa học góp phần giúp quá trình điều trị bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.
>>> Xem thêm:
Viêm amidan có mủ gây hôi miệng - Hãy thử những cách sau
Học cách chữa viêm thanh quản từ nguyên liệu tự nhiên trong bếp
Nguyễn Hương
Nguồn: Lis Pharma
Share:

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì? Những lưu ý ba mẹ cần biết

Cách chăm sóc trẻ đúng cách khi bị viêm amidan không phải ai cũng biết. Bởi đôi khi các thực phẩm bạn cho là tốt cho sức khỏe, có nhiều chất dinh dưỡng nhưng vô tình làm kích ứng ổ viêm khiến bệnh nghiêm trọng hơn. Đặc biệt cơ thể trẻ đang trong giai đoạn phát triển nên rất dễ phản ứng với tác nhân gây bệnh. Để trả lời được câu hỏi trẻ bị viêm amidan nên ăn gì các bạn cùng tham khảo thông tin bài viết này nhé.

Trẻ bị viêm amidan nên ăn gì tốt cho sức khỏe?

Viêm amidan ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ mẹ nên cho con ăn những nhóm thực phẩm sau đây: thức ăn trơn và các đồ ăn có nước, thực phẩm chứa nhiều vitamin C, giàu chất kẽm... Bên cạnh đó việc bổ sung hoa quả là điều mà bạn cần quan tâm hơn cả. Trong các loại quả có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể trẻ, từ đó trẻ có khả năng tự chống lại bệnh tật. Bạn có thể tham khảo một số loại quả sau.
Trẻ viêm amidan nên ăn gì - 1
Trẻ viêm amidan nên ăn gì - 1

Táo

Táo được chứng minh là một loại quả chứa nhiều thành phần dinh dưỡng và năng lượng. Chất chống oxy hóa của táo flavonoid có tác dụng hỗ trợ sự hoạt động của phổi; Nguyên tố Bo và Mangan giúp chắc xương, nâng cao sức đề kháng . Cùng với đó là Vitamin C và quercetin còn giúp kích thích hệ tiêu hóa, giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Nếu như người lớn nên ăn 1 quả táo mỗi ngày thì đối với trẻ nhỏ, bạn chỉ nên cho trẻ ăn nửa quả táo. Nếu trẻ kén ăn có thể xay thành nước ép táo cũng là một ý kiến hay đấy.

Qủa lê

Cũng giống như táo, lê là một loại quả tốt cho sức khỏe của trẻ nhỏ nhờ vào glutathione trong lê, giúp tăng hệ miễn dịch của phổi, ngừa khuẩn và virus hiệu quả. Nước lê có tác dụng thông họng, long đờm, se dịu vết thương đau rát.

Để điều trị viêm thanh quản cho trẻ bạn có thể làm lê chưng đường phèn như sau: Chuẩn bị 1 quả lê, gọt vỏ, cắt hạt lựu. Cho đường phèn vừa ăn và hấp cách thủy khoảng vài phút là lấy ra dùng được. Mỗi lần bạn cho bé ăn

Chuối

Trong chuối cũng chứa rất nhiều dưỡng chất và dinh dưỡng như kali, vitamin B6, 8 loại axit amin,… Nhờ đó mà chuối có thể giảm các cơn ho khan, ho gắt do bệnh viêm amidan ở trẻ gây ra. Ngoài ra một loại axit amin có trong chuối còn giúp tạo ra seratonin từ não, tạo cảm giác buồn ngủ và ngủ sâu hơn, trẻ không thức và quấy khóc từ đó bệnh sẽ nhanh khỏi hơn.

Quả dâu tây

Trẻ viêm amidan nên ăn gì - 2
Trẻ viêm amidan nên ăn gì - 2
Dâu tây giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, không chorlesterol, cực kì tốt cho những người bị viêm họng, viêm amidan. Các axit nhẹ dịu trong dâu tây sẽ tiến vào thành họng qua đường ăn uống, sát trùng và diệt khuẩn, giảm cơn đau rát.

Đối với trẻ nhỏ, trước khi cho con ăn bạn nên ngâm dâu tây với nước muối khoảng 30 phút. Muối sẽ có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn, hóa chất, thuốc trừ sâu ở quả dâu tây, bé ăn vào sẽ an toàn hơn.

Quả mâm xôi

Mâm xôi chín chứa nhiều pectin, fructoz, axit ellagic, các loại axit hữu cơ, vitamin C, A,… rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh viêm họng cấp, viêm họng hạt, viêm amidan cấp ở trẻ.

Qủa mâm xôi có thể ăn trực tiếp hoặc bạn trộn cùng với sữa chua và cho trẻ ăn sau bữa cơm. Sữa chua không chỉ giúp bé đẩy lùi cơn đau mà còn tốt cho hệ tiêu hóa.

Nên ăn khế

Trẻ viêm amidan nên ăn gì - 3
Trẻ viêm amidan nên ăn gì - 3
Trong đông y, các bộ quận của cây khế như quả khế, lá khế đều được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh. Trong đó quả khế có thể điều trị bệnh viêm thanh quản mãn tính ở trẻ.  Bạn lấy khế đã chín, xay ép thành sinh tố cho trẻ uống hằng ngày, mỗi ngày dùng từ 1-2 quả. 
>>> Xem thêm:
 Top 4 món ăn dành cho người bị viêm họng hạt có mủ
Viêm họng hạt xung huyết và cách điều trị bệnh

Nguyễn Hương
Nguồn: Lis Pharma
Share:

Top 4 món ăn dành cho người bị viêm họng hạt có mủ

Để đẩy lùi bệnh viêm họng có mủ nhanh chóng cũng như không cho bệnh tái phát lại các chuyên gia khuyên bạn nên ăn các món ăn mềm, bổ phế, giải nhiệt dưỡng âm. Trong đó top 4 món ăn chúng tôi giới thiệu sau đây được khẳng định là tốt cho người mắc bệnh viêm họng mủ. Các bạn cùng tham khảo nhé.

Giới thiệu 4 món ăn dành cho người bị viêm họng hạt có mủ

1. Lòng trắng trứng

Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 1
Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 1
Để làm giảm cảm giác đau rát cổ họng, bạn nên ăn 2 – 3 cái lòng trắng trứng mỗi ngày. Có thể dùng nó để chiên lên ăn với cơm hoặc luộc lên để ăn trong bữa ăn hàng ngày. Tuy nhiên, bạn cũng không nên ăn lòng trắng trứng cùng với các loại gia vị cay nóng. Vì nó sẽ gây nên tình trạng kích ứng niêm mạc cổ họng. Điều này sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

2. Bánh yến mạch 

Một trong những món ăn tốt cho người bị viêm họng mà chúng ta không thể không nhắc đến, đó chính là bánh yến mạch. Bởi loại thực phẩm này chứa nhiều chất xơ hòa tan. Nó sẽ làm giảm bớt cholesterol, cung cấp thêm protein, từ đó làm giảm cảm giác ngứa họng cho bạn. Ngoài ra, để làm tăng tác dụng của món ăn, bạn có thể cho thêm chuối hoặc mật ong vào.
Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 2
Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 2
>>> Bài xem thêm:
Làm thế nào để xử lý viêm họng cấp ở trẻ sơ sinh?
Rượu tỏi chữa viêm họng hạt- Bạn đã biết chưa?

3. Canh gà

Canh gà là món ăn không còn xa lạ gì đối với nhiều gia đình. Không chỉ là món ăn bổ dưỡng, rất tốt để bồi bổ sức khỏe mà nó còn có thể làm giảm được tình trạng khó chịu cho viêm họng gây ra. Bởi đây là món ăn có tác dụng kháng viêm, giảm sưng. Nó có tác dụng làm giảm bớt tình trạng xung huyết tại yết hầu. Để nấu canh gà, bạn có thể sử dụng kết hợp với các loại thực phẩm khác như khoai sọ, khoai tây, cà rốt, hành lá, tỏi… Đây cũng là những thực phẩm rất tốt cho người bị viêm họng. Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn thực hiện món ăn này:
Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 3
Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 3
Chuẩn bị: 300g đùi gà, 250g khoai tây; 1/2 củ cà rốt, 1/2 củ hành tây; Hành lá, ngò rí; hành tím băm.

Cách thực hiện:

- Gà đem đi rửa sạch, chặt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó cho vào cái tô lớn, lấy khoảng 1 thìa hành tím băm nhỏ, chút hạt nêm vào. Dùng đũa trộn đều các nguyên liệu trên với nhau cho gà ngấm gia vị.

- Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt thành từng khúc vừa ăn. Nếu muốn được đẹp mắt hơn, bạn có thể dùng các dụng cụ khác để tỉa chúng thành những bông hoa hoặc chiếc lá.

- Hành tây đem lột vỏ ngoài, thái thành từng múi cau vừa ăn. Hành lá và ngò nhặt bỏ lá già, đem đi rửa sạch, thái nhỏ rồi để riêng.

- Cho dầu ăn vào chảo, đun nóng rồi đổ hành tím băm nhỏ vào để phi thơm. Sau đó, đổ thịt gà vào để xào, cứ đảo đều cho đến khi thấy thịt gà săn lại là được.

- Tiếp đến lấy một cái nồi, đổ nước vào với lượng vừa đủ. Sau đó, cho cà rốt, khoai tây vào rồi đun lên. Vài phút sau, bạn nêm gia vị cho vừa ăn. Đun sôi nồi nước với ngọn lửa nhỏ. Khi thấy các nguyên liệu gần chín, cho hành tây vào rồi đun thêm chút nữa là được. Tiếp tục cho hành ngò thái nhỏ lên và cho ra bát là có thể sử dụng.

4. Sữa chua chuối

Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 4
Món ăn dành cho người viêm họng hạt có mủ - 4
Chuối và sữa chua đều là những thực phẩm rất tốt cho người bị viêm họng. Nếu chuối là quả mềm, dễ nuốt, không gây kích thích họng. Đồng thời, nó còn chứa nhiều vitamin B6, vitamin C, kẽm nên rất tốt cho sức khỏe thì sữa chua cũng là thực phẩm tốt cho cơ thể. Nó giúp cho đường ruột được khỏe mạnh, có khả năng tăng cường hệ miễn dịch do cơ thể. 

Quan trọng hơn, sữa chua sẽ giúp tăng cường vi sinh có lợi, giảm thiểu vi sinh có hại cho đường ruột. Chính vì thế, khi kết hợp 2 loại nguyên liệu này với nhau thì tác dụng của nó sẽ được tăng lên. Tuy nhiên, nếu không muốn dùng chung, bạn có thể ăn riêng từng loại một. Nó cũng mang lại tác dụng tốt.


Nguyễn Hương
Nguồn: Sưu tầm
Share:

Mục Bệnh