Viêm họng mủ và cách phòng tránh lây bệnh

Bản chất của bệnh viêm họng mủ là bắt đầu từ viêm họng cấp. Tuy nhiên các triệu chứng của bệnh viêm họng mủ lại phức tạp và ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống sinh hoạt hằng ngày. Vì vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về bệnh viêm họng mủ cũng như cách phòng tránh sớm nhất có thể nhé.

Viêm họng mủ là gì? Triệu chứng viêm họng mủ

Viêm họng mủ là sự nhiễm trùng mãn tính của đường hô hấp trên khiến cho vùng họng hầu bị tổn thương, viêm lâu ngày và xuất hiện chất mủ trắng  như sữa cùng với tổ chức cặn bã và chất xơ viêm.
Bệnh viêm họng mủ - 1
Bệnh viêm họng mủ - 1
Những triệu chứng hay gặp của bệnh viêm họng mủ: đau họng, rát họng, ho khan, nhai nuốt khó khăn, viêm họng sổ mũi, xuất hiện các chấm mủ trắng xung quanh cổ họng ( người bệnh có thể quan sát bằng mắt thường), ho khan, ngứa họng, luôn muốn khạc nhổ, khạc ra sẽ thấy các hạt mủ nhỏ màu xanh hoặc trắng. Ngoài ra có một triệu chứng điển họng của viêm họng mủ đó là hơi thở có mùi hôi, dù đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ hằng ngày.

Viêm họng mủ có lây không? Lây qua đường nào? 

Cũng giống như các bệnh về đường hô hấp khác, viêm họng mủ xuất hiện khi có sự xâm nhập của các loại virus hoặc các liên cầu khuẩn (Streptococcus); Do đó bệnh có khả năng lây nhiễm cực cao. Con đường lây nhiễm chủ yếu là từ người sang người.

Do tiếp xúc trực tiếp

Những người cùng sống chung trong một không gian như: Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp... mà trong đó có người đang mắc bệnh viêm họng mủ thì khả năng lây nhiễm là rất cao. Do virus gây bệnh từ người này có thể chuyển trực tiếp sang người khác, nhất là những người có sức đề kháng kém.

Ngoài ra viêm họng mủ cũng có thể lây trực tiếp qua nước bọt, các dịch nhầy tiết ra từ niêm mạc mũi của bệnh nhân mắc bệnh.

Do tiếp xúc gián tiếp

Dùng chung những đồ cá nhân với người mắc bệnh viêm họng mủ cụ thể như bát, đũa, ly uống nước, các vật dụng ăn uống nói chung...  cũng là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh viêm họng.

Cách phòng tránh lây nhiễm viêm họng mủ

- Đối với tình trạng viêm họng mủ nhẹ: điều trị bằng thuốc (thuốc kháng sinh/ thuốc đặc trị), nhằm giảm nhanh các triệu chứng mưng mủ, sưng, viêm, đau nhức… Việc sử dụng thuốc phải tuân theo đúng hướng dẫn của các bác sỹ chuyên môn để kháng thuốc gây ra tác dụng phụ.
Bệnh viêm họng mủ - 2
Bệnh viêm họng mủ - 2
- Đối với tình trạng viêm họng mủ nặng, xuất hiện thêm biến chứng gây khó chịu, ngạt thở... phải nhanh chóng đi khám hoặc nhập viện điều trị sớm nhất có thể thì mới giúp bệnh khỏi bệnh nhanh chóng.

Bên cạnh đó người bệnh cần áp dụng thêm một số cách phòng tránh bệnh viêm họng mủ tại nhà như sau:

- Hạn chế và tránh tiếp xúc với những người đang mắc bệnh. Nếu người thân trong gia đình mắc bệnh thì tuyệt đối không được dùng chung đồ sinh hoạt, không nên ngủ chung...

- Vệ sinh miệng kĩ hằng ngày để giảm nguy cơ mắc và lây nhiễm. Dùng nước muối hoặc dung dịch súc miệng thường xuyên (súc miệng ngày 2 lần vào buổi sáng và tối).

- Thường xuyên lau chùi nhà cửa bằng dung dịch xà phòng, sát khuẩn để loại bỏ mầm bệnh có trong không khí.

- Sau khi đi vệ sinh, sau khi chăm sóc cho người bệnh viêm hong mủ và trước khi ăn cần rửa tay sạch sẽ bằng xà phòng.

- Tăng cường sức khở bằng cách tập thể dục và bổ sung thêm vitamin, nhất là vitamin C trong thực phẩm, đồ uống.
>>> Xem thêm: Điều trị viêm họng hạt cấp bằng cây rẻ quạt đơn giản hiệu quả bất ngờ 

Nguyễn Hương
Share:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Mục Bệnh